Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

SoiKeo.vn - V-League bao giờ hết cảnh “ăn đong”?

SoiKeo.vn - V-League bao giờ hết cảnh “ăn đong”?

V-League bao giờ hết cảnh “ăn đong”?
 
SoiKeo.com - Trong 2 mùa đầu tiên (V-League 2000-2001 và V-League 2001-2002), thương quyền của toàn bộ V-League (bao gồm tên giải, thương quyền của VFF và tất cả các CLB) đã được nhà tài trợ Strata chi trả trọn gói là 2 triệu USD (tương đương khoảng gần 30 tỷ đồng ở thời điểm đó).

Lễ ký hợp đồng tài trợ cho bóng đá Việt Nam ở mùa giải 2013 giữa VPF và Eximbank. Ảnh: Quang Nhựt

Số tiền này sau đó được trích lại 50% cho 10 CLB tham dự giải, tức là mỗi CLB được hưởng khoảng 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản tài trợ ấy vẫn không đủ để giúp các đội bóng trang trải vô số các khoản chi phí, đặc biệt trong việc chi trả lương cho các cầu thủ ngoại. Chính vì thế để bù đắp cho sự thiếu hụt, các Sở TDTT và các ngành vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để hỗ trợ các đội bóng

Tháng 8/2002, bản hợp đồng với Strata đáo hạn và VFF đã đưa ra quyết định trả toàn bộ thương quyền quảng cáo lại cho các CLB tự khai thác. Đấy tựa như một sự “cởi trói”, giải phóng hoàn toàn để bộ máy hoạt động của các CLB phát huy sức sáng tạo, năng động trong tìm kiếm nguồn tài trợ.

Ngay trong mùa giải đầu tiên áp dụng phương thức này (Sting V-League 2003), đã có nhiều đội bóng kiếm được khoản tài trợ 4-5 tỷ đồng (gấp khoảng 3-4 lần so với khoản tài trợ trước đó từ VFF rót xuống) riêng cho việc gắn với tên đội bóng.

Tuy nhiên, kể từ khi chia tay với nhà tài trợ Strata, trong 4 năm liên tiếp, bóng đá Việt Nam phải đối mặt với cảnh “ăn đong” khi mỗi năm V-League có một nhà tài trợ mới. V-League 2003 là nước ngọt Sting, V-League 2004 chuyển sang bánh Kinh Đô với số tiền tài trợ khoảng 9 tỷ đồng. Một năm sau, nước uống Number One trở thành nhà tài trợ cho V-League 2005 với số tiền khoảng 500.000-600.000 USD. Còn ở mùa giải 2006, phải sau 1/3 chặng đường, Eurowindow mới nhận lời tài trợ cho 2/3 chặng đường còn lại của V-League 2006 với số tiền 4 tỷ đồng.

Sau khi chia tay nhà tài trợ Eurowindow, đến cuối năm 2006, VFF đã tìm được nhà tài trợ mới, dài hơi hơn cho giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam. Lần này, Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí (PetroVietnam Gas) đã nhận lời tài trợ cho V-League trong vòng 3 năm với số tiền 12 tỷ đồng/mùa, trong đó VFF nhận 8 tỷ đồng còn 4 tỷ đồng thuộc về Công ty phát triển bóng đá Việt Nam (VFD).

Bước sang mùa giải 2010, VFF đã thỏa thuận thành công với nhà tài trợ PetroVietnam Gas để nâng giá trị tài trợ từ 12 tỷ đồng/mùa lên thành 15 tỷ đồng/mùa trong mùa giải thứ 4 mà PetroVietnam Gas gắn bó thương hiệu với V-League.

Gần đây nhất, ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) trở thành nhà tài trợ cho V-League trong 3 mùa giải từ 2011 đến 2013 với số tiền 30 tỷ đồng/mùa, năm sau tăng thêm 10% so với năm trước. Với việc sát cánh cùng V-League trong 3 năm, tổng số tiền tài trợ của Eximbank sẽ vào khoảng 100 tỷ đồng. Riêng ở mùa giải s 2013, cả 3 giải đấu lớn nhất trong năm của bóng đá Việt Nam là V-League, Cúp quốc gia và giải hạng Nhất đều được Eximbank tài trợ với tổng số tiền là 47,3 tỷ đồng


 
** Hãy nhấn LIKE để nhận TIP MIỄN PHÍ mỗi ngày:  http://www.facebook.com/soikeo.vn  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét